Nguyên tắc “20 không” cho sử dụng lò vi sóng an toàn
- Không đun nước hoặc các chất lỏng khác quá thời gian quy định của nhà sản xuất hoặc theo công thức nấu ăn. Việc quá nhiệt có thể xảy ra khi nước trong cốc bị đun quá lâu. Khi đó, nước trông bình thường, nhưng khi đưa ra ngoài nó sẽ bắn lên khỏi cốc.
– Không đun nước hai lần vì dễ làm tăng nguy cơ quá nhiệt. Nước có đường hoặc cà phê sẽ làm giảm nguy cơ này.
Tránh đun nước hai lần vì dễ làm tăng nguy cơ quá nhiệt
– Không bao giờ vận hành lò vi sóng khi cửa bị hỏng hoặc không đóng khít hoặc khi lò đang rỗng vì việc này cũng có thể phát lửa và gây hoả hoạn.
– Không sử dụng hộp đựng bằng kim loại, vì vi sóng có thể bật ra gây tia lửa và hoả hoạn. Chọn những vật đựng dành cho lò vi sóng.
– Không nghịch các công tắc, không cố khởi động lò vi sóng khi cửa đang mở vì sẽ làm thoát nhiệt vi sóng.
– Không để thức ăn hay xà phòng bám vào ngăn cửa.
– Không sử dụng lò khi bị trục trặc cho đến khi được kỹ thuật sửa chữa.
– Không bật lò khi trong lò không có đồ nấu. Nếu trong lò không có thực phẩm hay nước để hấp thụ nhiệt, nhiệt sinh ra có thể làm hỏng đèn magnetron.
– Không để lò vi sóng ở ngoài trời, không sử dụng lò vi sóng gần nơi có nước.
– Không dùng lò vi sóng để sấy quần áo, giấy tờ vì đó là những vật dụng dễ bắt lửa.
– Không chạm các vật kim loại vào cửa kính,( bên trong cũng như bên ngoài ) khi cho thức ăn vào lò hay lấy ra, lưu ý bên trong cánh cửa sẽ rất nóng.
– Không dùng các chất tẩy rửa mạnh để lau cọ lò. Lò vi sóng được thiết kế để hâm nóng, nấu và giải đông thực phẩm.
– Không sử dụng lò với mục đích công nghiệp, thí nghiệm hay kinh doanh.
– Không ngâm đĩa quay hay vật đựng vào nước lạnh để làm nguội nhanh.
– Không để các vật dụng khác lên nóc lò. nóc lò sẽ nóng khi lò hoạt động có thể làm hư các vật dụng trên nóc.
– Không quay đĩa bằng tay, có thể làm hư lò vi sóng.
– Không sử dụng vật có miệng hẹp như chai, lọ trong lò vi sóng. Cẩn thận khi mở nắp vật đựng để tránh bị hơi nóng làm bỏng.
– Không để nguyên thực phẩm trong hộp kín khi nấu trong lò vi sóng. Lấy thực phẩm ra vật đựng phù hợp.
– Không rán những món nhiều mỡ trong lò vi sóng vì nhiệt độ của mỡ không kiểm soát được, dễ gây nguy hiểm.
– Không cho trẻ em đứng quá gần lo vì sóng. Nếu trẻ đến gần hãy để mắt để sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.
Và 6 lưu ý để có món ngon với lò vi sóng
- Thịt sau khi rã đông bằng lò vi sóng thì nên nấu ngay. Vì lò vi sóng đã làm thức ăn chín một phần, nếu không nấu ngay vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở trong đó.
- Nói chung, vùng ngoài của thức ăn sẽ chín nhanh hơn. Vì thế hãy sắp đặt thức ăn, chẳng hạn các miếng filê cá, sao cho phần mỏng hơn nằm ở tâm đĩa.
- Thức ăn đưa ra khỏi lò thường rất nóng, vì thế hãy sử dụng tay gắp và cẩn thận. Nếu thức ăn được đậy trong khi nấu, hãy hé mở nắp một lúc để hơi nước không có dịp làm bỏng tay bạn khi mở ra.
Dùng găng tay để lấy thức ăn để tránh bỏng
- Hầu hết các lò vi sóng đều có những điểm nóng tập trung, vì thế nếu bạn ăn hoặc uống đồ trực tiếp lấy từ lò ra, vài chỗ nóng có thể khiến bạn bị bỏng.
- Ngược lại, cũng có những chỗ lạnh mà thức ăn chưa đủ nóng để diệt khuẩn. Bạn nhớ đảo đều cẩn thận để tránh hiện tượng này.
- Đặt một cốc đầy nước và chiếc đĩa bạn muốn thử vào lò vi sóng. Đun ở 100% công suất trong 1 phút. Nếu nước đã nóng lên và cái đĩa vẫn mát, thì nó an toàn để sử dụng trong lò vi sóng. Nếu đĩa nóng lên, nó đã chứa chì hoặc kim loại và không nên sử dụng trong lò.